Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Kỳ 2: Những kiến thức căn bản của khoa học làm giàu


Cài đặt tâm thức giàu có
“Nếu bạn muốn tiến lên một nấc cao hơn trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số cách nghĩ và cách sống cũ để chấp nhận cái mới”.

(T. Harv Eker)

Cuộc hành trình hàng ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân đơn giản.
Để học làm giàu, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy…

Khoa học làm giàu là một hệ thống kiến thức mang tính bao trùm. Thông thường chúng ta mới chỉ trang bị được cho mình một lát cắt nhỏ kiến thức trong đó. Ví dụ, chúng ta có thể rất giỏi một nghề nghiệp chuyên môn nào đó, có thể kiếm được rất nhiều tiền bằng chính nghề nghiệp đó nhưng lại không biết quản lý đồng tiền, không có các kiến thức về tài chính, đầu tư nên không giúp tiền đẻ ra tiền. Hoặc rất nhiều người vội vàng xây dựng doanh nghiệp khi còn thiếu quá nhiều kiến thức và kỹ năng nền tảng nên thường mắc sai lầm và tự đánh mất rất nhiều cơ hội.

Học kiến thức làm giàu cũng giống như quá trình gieo hạt và chăm bón. Bạn không thể một lúc có ngay tất cả các loại kiến thức làm giàu mà phải vừa học vừa ứng dụng để trải nghiệm thực tế những điều học được. Và quan trọng hơn là bạn phải biết cách chăm sóc thật tốt cho “gốc rễ” của khoa học làm giàu. Giống như đối với môn Toán, bạn phải bắt đầu từ những điều cơ bản nhất là cộng, trừ, nhân, chia, trước khi đến với những khái niệm phức tạp hơn như đạo hàm, tích phân,… Hay như đối với môn Văn, bạn không nhất thiết phải là người “thông kim bác cổ” mọi thể loại, mọi tác phẩm văn học trên đời, mà chỉ cần nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp, một khả năng cảm thụ văn học tốt, để có thể nhận ra, rung cảm và đồng điệu trước cái hay, cái đẹp của văn thơ.

“Gốc rễ” của mọi sự giàu có, hay nói một cách khác là “xuất phát điểm” của những người giàu trên thế giới này chính là nhân sinh quan làm giàu. Trước tiên bạn phải hiểu đúng về sự Giàu có bởi nếu chưa hiểu đúng về khái niệm này, chúng ta sẽ không thể xác định được mình thực sự có muốn làm giàu hay không. Giàu có là sự cân bằng giữa tinh thần và vật chất, tổng hòa của cảm xúc, kiến thức và năng lực tài chính. Một người giàu đúng nghĩa phải cảm thấy sự dư thừa về tài chính và sẵn sàng chia sẻ tài sản của mình cho người khác; phải có kiến thức về tài chính để giữ và làm cho mình giàu hơn nữa và phải có năng lực thực sự về tài chính. Người đời thường đánh đồng giàu với một yếu tố duy nhất đó là yếu tố thứ ba. Thứ hai, phải học được cách tư duy của người giàu, hiểu tâm lý người giàu và rèn luyện để có được cách tư duy như người giàu. Thứ ba là các kiến thức về tài chính (cách thức tạo thu nhập, quản lý tiền bạc, đầu tư…). Thứ tư là các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thuyết phục, kỹ năng gây ảnh hưởng, quản lý, lãnh đạo,… Thứ năm là các kiến thức về kinh tế và luật pháp. Tiếp đến là học cách kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp.

Đó là những kiến thức căn bản nhất của khoa học làm giàu mà tất cả những ai mong muốn trở nên giàu có đều không thể không học. Nhưng học làm giàu thế nào cho thực sự hiệu quả?

Đón xem kỳ 3: “Gieo mầm” tư duy giàu có như thế nào là hiệu quả nhất?

0 nhận xét: