Bài viết này mình xin giới thiệu một số kiến thức về mạng máy tính.
I. Khái niệm cơ bản:
1. Mạng máy tính: Là 2 hay nhiều máy tính được kết nối với nhau.
2. Máy chủ - Máy khách:
Trong mạng máy tính, máy chủ (hay còn gọi là server) là một máy tính được sử dụng để các máy tính khác truy cập. Các máy tính truy cập vào 1 máy chủ được gọi là máy khách.
Như vậy, 1 máy tính trong mạng có thể vừa là 1 máy chủ (khi có máy khác truy cập đến nó), vừa là một máy khách (nếu nó truy cập đến một máy tính khác). Vì vậy đừng nên nghĩ rằng máy chủ là 1 cái gì đó cao siêu.
3. Giao thức mạng:
Các máy tính trên mạng "nói chuyện" với nhau thông qua một ngôn ngữ đặc biệt gọi là các giao thức mạng. Có rất nhiều giao thức khác nhau, mỗi giao thức có 1 nhiệm vụ riêng. Ở đây tôi tạm chia ra làm 2 nhóm giao thức:
- Giao thức truyền dữ liệu, chuyên dùng để vận chuyển dữ liệu giữa 2 máy tính.
- Giao thức xử lý dữ liệu, có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ giao thức truyền dữ liệu
Túm lại: Không nên phát hoảng khi nghe thấy 2 từ giao thức. Chẳng qua nó chỉ là 1 dạng ngôn ngữ để trao đổi với nhau mà thôi. Và bạn cứ yên chí rằng nếu thích, bạn có thể tự định nghĩa ra một cái giao thức nào đó. Chẳng hạn như các chương trình chat của Yahoo, hay các chương trình remote trojan… Chúng tự đẻ ra các giao thức riêng dựa trên nền giao thức TCP/IP đấy.
4. Chùm giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP là 1 giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu giữa 2 máy tính. Theo giao thức này, mỗi máy tính sẽ có 1 địa chỉ xác định trên mạng gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một cụm chữ số có dạng a.b.c.d (a,b,c,d là các số từ 0 đến 255). VD: 174.178.0.1.
Giao thức TCP/IP chỉ có nhiệm vụ duy nhất là truyền dữ liệu giữa 2 máy tính và đảm bảo giữ nguyên vẹn dữ liệu khi truyền đi. Ngoài ra nó chẳng cần biết dữ liệu đó là gì và được xử lý như thế nào.
Dựa trên khả năng vận chuyển của giao thức TCP/IP, người ta xây dựng nên một nhóm các giao thức khác chuyên xử lý dữ liệu nhận được từ TCP/IP, gọi là chùm giao thức TCP/IP hay họ giao thức TCP/IP.
Để phân chia các giao thức con trong chùm giao thức TCP/IP, người ta sử dụng một khái niệm khác gọi là Cổng giao thức. Đây là 1 con số nguyên từ 0 đến 32767 thì phải . Mỗi giao thức con trong chùm giao thức sẽ chiếm hữu một cổng riêng. Thông thường thì mỗi chương trình ứng dụng trên server sẽ chịu trách nhiệm mở một cổng TCP/IP, định nghĩa giao thức cho cổng đó, và sau đó là lắng nghe các yêu cầu từ máy khách và xử lý các yêu cầu đó.
Như vậy, trong hệ giao thức TCP/IP, một máy khách sẽ truy cập thành công đến máy chủ nếu như nó có địa chỉ IP và cổng đang mở của dịch vụ trên máy chủ.
Chẳng hạn: Với 1 máy chủ quản lý web (web server), chúng ta cần phải có một ứng dụng web gọi là web server. Ứng dụng này sẽ mở 1 cổng (mặc định là 80) và xử lý các tín hiệu đến từ cổng đó.
II. Trang Web tĩnh và Trang Web động
1. Trang web tĩnh và trang web động
Bạn đã từng xây dựng một trang Web và đưa nó lên mạng? Trang web của bạn thật là thú vị (ít nhất là theo ý nghĩ của bạn ) và tất nhiên bạn muốn tham khảo ý kiến của người đọc? Chẳng nhẽ bạn lại cho số điện thoại và yêu cầu người góp ý phải gọi điện đến? Hic… Đảm bảo sẽ chẳng có ma nào thèm gọi điện.
Bạn muốn "xin" một ít thông tin về người duyệt Web… hic. Làm cách nào bây giờ???
Vâng, đó chính là nhược điểm của cái gọi là trang web tĩnh. Đó là các trang Web không cho phép bạn có thể tương tác với người dùng (chẳng hạn như là trao đổi hay thu thập các thông tin từ phía người dùng). Nó là các trang web có đuôi *.htm thông thường. Ngược lại, các trang Web động cho phép bạn nhận thông tin từ người dùng, xử lý thông tin đó, và có thể đáp trả lại các yêu cầu của họ. Xem ra nó cũng linh động ra phết đấy chứ?
2. Lập trình Script
Các trang web nguyên thuỷ sử dụng ngôn ngữ định dạng chuẩn là HTML (HyperText Markup Language). HTML chuẩn chỉ bao gồm các cặp thẻ đánh dấu để định khuôn dạng của tài liệu. Tuỳ theo tên thẻ là gì mà trình duyệt sẽ tự động hiểu và làm các công việc do thẻ đó quy định. Chẳng hạn như cặp thẻ …. quy định đoạn văn bản trong đó sử dụng chữ đậm. Vì vậy, trên thực tế người ta không coi nó là một ngôn ngữ (vì nó chẳng liên quan gì đến những thứ mà ta hay gặp trong lập trình như biến, câu lệnh rẽ nhánh, lặp…). Cũng chính vì nguyên nhân này, nó phải tự mở rộng bằng cách cho phép "nhúng" vào bản thân nó một số đoạn mã lệnh chương trình đặc biệt, người ta thường gọi chúng là các đoạn mã Script hay các đoạn mã nhúng . Ngôn ngữ sử dụng trong các đoạn mã lệnh đó gọi là các ngôn ngữ Script. Các ngôn ngữ script thường đơn giản và không có nhiều sức mạnh như các ngôn ngữ "kinh điển" cùng tên, hay nói cách khác, chúng là một phần rất nhỏ của một ngôn ngữ nào đó được tích hợp vào trình duyệt để thực hiện một số thao tác nhất định.
Chi tiết về ngôn ngữ HTML đã có đầy rẫy trên Internet, cũng như ở các hiệu sách, nên chúng không được nhắc lại ở đây. Nếu các bạn chưa biết gì về nó thì bạn phải tìm đọc các tài liệu về HTML trước khi tiếp tục theo dõi khoá học này.
Lập trình Script ở máy khách
Như tên gọi của nó, lập trình script ở máy khách là viết các đoạn script chạy trên máy khách. Các đoạn mã này được máy chủ gửi kèm trong tài liệu, đưa về máy khách và được thực hiện ở đây.
Trong tài liệu gửi về trình duyệt, các đoạn mã này thường được tìm thấy trong cặp thẻ
.
Có nhiều ngôn ngữ script phía máy khách. Nổi tiếng hơn cả là Javascript. Kế đến là VbScript và PerlScript.
Vì tài liệu này chủ yếu tập trung vào PHP - một ngôn ngữ script chạy trên máy chủ, nên chi tiết những ngôn ngữ này không được nhắc đến trong tài liệu. Riêng về JavaScript, các bạn có thể tìm thấy các tài liệu tiếng Việt qua trang tìm kiếm Vinaseek.com. Nếu có thời gian, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về chúng. Rất nhiều xảo thuật bắt mắt có thể tìm thấy trong các đoạn mã này.
Lập trình Script ở máy chủ
Trái ngược với lập trình Script ở máy khách (thực thi mã lệnh ở máy khách), lập trình script ở máy chủ cho phép thực thi các đoạn mã ngay ở trên máy chủ. Không như các đoạn mã script hoạt động ở máy khách, các tài liệu có chứa các đoạn mã script phía máy chủ thường được lưu ở các file tài liệu có đuôi mở rộng riêng biệt, và các đoạn mã thi hành trên máy chủ cũng phải được đặt trong một cặp thẻ đặc biệt tuỳ theo quy định của chương trình xử lý. Chú ý rằng đối với mỗi loại ngôn ngữ server script sẽ có một chương trình xử lý riêng. Chẳng hạn các đoạn mã ASP thường được đặt trong các file *.asp, và chúng được xử lý bằng file ASP.dll.
Chi tiết về cách thức hoạt động của loại này, có thể tóm tắt như sau:
- Bước 1: Client gửi yêu cầu đến máy chủ
- Bước 2: Web server kiểm tra xem yêu cầu đó cần loại tài liệu nào. Nếu đó là loại tài liệu có chứa các đoạn mã server script, nó sẽ triệu gọi chương trình xử lý tương ứng với loại tài liệu đó
- Bước 3: Chương trình xử lý sẽ thực thi các đoạn mã server script trong tài liệu đó, và trả kết quả (thường là dưới khuôn dạng HTML) về cho web server.
- Bước 4: Web server trả kết quả tìm được cho Client và ngắt kết nối.
Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=3013
Xem thêm:
Một số khái niệm căn bản về mạng máy tính Cấu hình định tuyến sử dụng RRAS trên Windows Server 2008 Tìm hiểu và so sánh giữa 2 giao thức TCP và UDP Tìm hiểu về Mô hình tham chiếu TCP/IP Hướng dẩn thiết lập IP tĩnh trên Windows 7 Tìm hiểu về giao thức TCP/IP Chứng chỉ mạng Quốc tế CCNA là gì ? Xác định thủ phạm gây rối trong LAN
I. Khái niệm cơ bản:
1. Mạng máy tính: Là 2 hay nhiều máy tính được kết nối với nhau.
2. Máy chủ - Máy khách:
Trong mạng máy tính, máy chủ (hay còn gọi là server) là một máy tính được sử dụng để các máy tính khác truy cập. Các máy tính truy cập vào 1 máy chủ được gọi là máy khách.
Như vậy, 1 máy tính trong mạng có thể vừa là 1 máy chủ (khi có máy khác truy cập đến nó), vừa là một máy khách (nếu nó truy cập đến một máy tính khác). Vì vậy đừng nên nghĩ rằng máy chủ là 1 cái gì đó cao siêu.
3. Giao thức mạng:
Các máy tính trên mạng "nói chuyện" với nhau thông qua một ngôn ngữ đặc biệt gọi là các giao thức mạng. Có rất nhiều giao thức khác nhau, mỗi giao thức có 1 nhiệm vụ riêng. Ở đây tôi tạm chia ra làm 2 nhóm giao thức:
- Giao thức truyền dữ liệu, chuyên dùng để vận chuyển dữ liệu giữa 2 máy tính.
- Giao thức xử lý dữ liệu, có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ giao thức truyền dữ liệu
Túm lại: Không nên phát hoảng khi nghe thấy 2 từ giao thức. Chẳng qua nó chỉ là 1 dạng ngôn ngữ để trao đổi với nhau mà thôi. Và bạn cứ yên chí rằng nếu thích, bạn có thể tự định nghĩa ra một cái giao thức nào đó. Chẳng hạn như các chương trình chat của Yahoo, hay các chương trình remote trojan… Chúng tự đẻ ra các giao thức riêng dựa trên nền giao thức TCP/IP đấy.
4. Chùm giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP là 1 giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu giữa 2 máy tính. Theo giao thức này, mỗi máy tính sẽ có 1 địa chỉ xác định trên mạng gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một cụm chữ số có dạng a.b.c.d (a,b,c,d là các số từ 0 đến 255). VD: 174.178.0.1.
Giao thức TCP/IP chỉ có nhiệm vụ duy nhất là truyền dữ liệu giữa 2 máy tính và đảm bảo giữ nguyên vẹn dữ liệu khi truyền đi. Ngoài ra nó chẳng cần biết dữ liệu đó là gì và được xử lý như thế nào.
Dựa trên khả năng vận chuyển của giao thức TCP/IP, người ta xây dựng nên một nhóm các giao thức khác chuyên xử lý dữ liệu nhận được từ TCP/IP, gọi là chùm giao thức TCP/IP hay họ giao thức TCP/IP.
Để phân chia các giao thức con trong chùm giao thức TCP/IP, người ta sử dụng một khái niệm khác gọi là Cổng giao thức. Đây là 1 con số nguyên từ 0 đến 32767 thì phải . Mỗi giao thức con trong chùm giao thức sẽ chiếm hữu một cổng riêng. Thông thường thì mỗi chương trình ứng dụng trên server sẽ chịu trách nhiệm mở một cổng TCP/IP, định nghĩa giao thức cho cổng đó, và sau đó là lắng nghe các yêu cầu từ máy khách và xử lý các yêu cầu đó.
Như vậy, trong hệ giao thức TCP/IP, một máy khách sẽ truy cập thành công đến máy chủ nếu như nó có địa chỉ IP và cổng đang mở của dịch vụ trên máy chủ.
Chẳng hạn: Với 1 máy chủ quản lý web (web server), chúng ta cần phải có một ứng dụng web gọi là web server. Ứng dụng này sẽ mở 1 cổng (mặc định là 80) và xử lý các tín hiệu đến từ cổng đó.
II. Trang Web tĩnh và Trang Web động
1. Trang web tĩnh và trang web động
Bạn đã từng xây dựng một trang Web và đưa nó lên mạng? Trang web của bạn thật là thú vị (ít nhất là theo ý nghĩ của bạn ) và tất nhiên bạn muốn tham khảo ý kiến của người đọc? Chẳng nhẽ bạn lại cho số điện thoại và yêu cầu người góp ý phải gọi điện đến? Hic… Đảm bảo sẽ chẳng có ma nào thèm gọi điện.
Bạn muốn "xin" một ít thông tin về người duyệt Web… hic. Làm cách nào bây giờ???
Vâng, đó chính là nhược điểm của cái gọi là trang web tĩnh. Đó là các trang Web không cho phép bạn có thể tương tác với người dùng (chẳng hạn như là trao đổi hay thu thập các thông tin từ phía người dùng). Nó là các trang web có đuôi *.htm thông thường. Ngược lại, các trang Web động cho phép bạn nhận thông tin từ người dùng, xử lý thông tin đó, và có thể đáp trả lại các yêu cầu của họ. Xem ra nó cũng linh động ra phết đấy chứ?
2. Lập trình Script
Các trang web nguyên thuỷ sử dụng ngôn ngữ định dạng chuẩn là HTML (HyperText Markup Language). HTML chuẩn chỉ bao gồm các cặp thẻ đánh dấu để định khuôn dạng của tài liệu. Tuỳ theo tên thẻ là gì mà trình duyệt sẽ tự động hiểu và làm các công việc do thẻ đó quy định. Chẳng hạn như cặp thẻ …. quy định đoạn văn bản trong đó sử dụng chữ đậm. Vì vậy, trên thực tế người ta không coi nó là một ngôn ngữ (vì nó chẳng liên quan gì đến những thứ mà ta hay gặp trong lập trình như biến, câu lệnh rẽ nhánh, lặp…). Cũng chính vì nguyên nhân này, nó phải tự mở rộng bằng cách cho phép "nhúng" vào bản thân nó một số đoạn mã lệnh chương trình đặc biệt, người ta thường gọi chúng là các đoạn mã Script hay các đoạn mã nhúng . Ngôn ngữ sử dụng trong các đoạn mã lệnh đó gọi là các ngôn ngữ Script. Các ngôn ngữ script thường đơn giản và không có nhiều sức mạnh như các ngôn ngữ "kinh điển" cùng tên, hay nói cách khác, chúng là một phần rất nhỏ của một ngôn ngữ nào đó được tích hợp vào trình duyệt để thực hiện một số thao tác nhất định.
Chi tiết về ngôn ngữ HTML đã có đầy rẫy trên Internet, cũng như ở các hiệu sách, nên chúng không được nhắc lại ở đây. Nếu các bạn chưa biết gì về nó thì bạn phải tìm đọc các tài liệu về HTML trước khi tiếp tục theo dõi khoá học này.
Lập trình Script ở máy khách
Như tên gọi của nó, lập trình script ở máy khách là viết các đoạn script chạy trên máy khách. Các đoạn mã này được máy chủ gửi kèm trong tài liệu, đưa về máy khách và được thực hiện ở đây.
Trong tài liệu gửi về trình duyệt, các đoạn mã này thường được tìm thấy trong cặp thẻ
.
Có nhiều ngôn ngữ script phía máy khách. Nổi tiếng hơn cả là Javascript. Kế đến là VbScript và PerlScript.
Vì tài liệu này chủ yếu tập trung vào PHP - một ngôn ngữ script chạy trên máy chủ, nên chi tiết những ngôn ngữ này không được nhắc đến trong tài liệu. Riêng về JavaScript, các bạn có thể tìm thấy các tài liệu tiếng Việt qua trang tìm kiếm Vinaseek.com. Nếu có thời gian, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về chúng. Rất nhiều xảo thuật bắt mắt có thể tìm thấy trong các đoạn mã này.
Lập trình Script ở máy chủ
Trái ngược với lập trình Script ở máy khách (thực thi mã lệnh ở máy khách), lập trình script ở máy chủ cho phép thực thi các đoạn mã ngay ở trên máy chủ. Không như các đoạn mã script hoạt động ở máy khách, các tài liệu có chứa các đoạn mã script phía máy chủ thường được lưu ở các file tài liệu có đuôi mở rộng riêng biệt, và các đoạn mã thi hành trên máy chủ cũng phải được đặt trong một cặp thẻ đặc biệt tuỳ theo quy định của chương trình xử lý. Chú ý rằng đối với mỗi loại ngôn ngữ server script sẽ có một chương trình xử lý riêng. Chẳng hạn các đoạn mã ASP thường được đặt trong các file *.asp, và chúng được xử lý bằng file ASP.dll.
Chi tiết về cách thức hoạt động của loại này, có thể tóm tắt như sau:
- Bước 1: Client gửi yêu cầu đến máy chủ
- Bước 2: Web server kiểm tra xem yêu cầu đó cần loại tài liệu nào. Nếu đó là loại tài liệu có chứa các đoạn mã server script, nó sẽ triệu gọi chương trình xử lý tương ứng với loại tài liệu đó
- Bước 3: Chương trình xử lý sẽ thực thi các đoạn mã server script trong tài liệu đó, và trả kết quả (thường là dưới khuôn dạng HTML) về cho web server.
- Bước 4: Web server trả kết quả tìm được cho Client và ngắt kết nối.
Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=3013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét