Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Phần 1 - Kỷ thuật tay trái 3

3
Tìm các hợp âm để đệm bài MƯA HỒNG

Bài này thuộc cung Do trưởng ( chủ âm là C).  Theo nguyên tắc “ gia đình 4 con ‘ và áp dụng ... “luật gia đình” 1 – 4 – 5 như đã nói ở những bài trước, bạn sẽ tìm ra được 6 hợp âm để đệm cho những bài thuộc cung Do trưởng ( hay La thứ ) như bài này.

Trong túi “bửu bối” của bạn sẽ có 6 hợp âm :

Do trưởng (1) – Fa trưởng (4) – Sol 7 (5)
La thứ (1) – Re thứ (4) – Mi thứ (5)

Với 6 hợp âm này (C , F , G7 , Am, Dm và Em) bạn có thể chỉ dùng tai mình nghe theo bài nhạc mà lắp các hợp âm này vào bài.  Xin nhắc lại một vài quy luật như sau:

1.      Ðổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.  Ðây là những chữ viết HOA trong bài
2.      Hợp âm đầu tiên trong bài là chủ âm , ở đây là Do ( C )
3.      Bài nhạc tận cùng bằng cách về lại chủ âm (C)
4.      Trước khi về lại chủ âm, thường dùng nhất là hợp âm bậc 5 ( G7)

Ðại khái giản dị chỉ có vậy thôi.  Bạn thử hát bài MƯA HỒNG và cứ đến những chữ HOA là đổi hợp âm.  Không cần để ý cách đàn tay mặt vội, chỉ cần đánh trải (arpeggio) thật nhẹ nhàng là đủ.


Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7)        -    (G7)

Người ngồi ÐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C)     –     (C)

Này em đã KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)  - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C)  -  (C)

Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ÐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)
Trên phiếm DU ( Dm)   -   (G7)

Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ÐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ÐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C)   -  (C)


Sau khi nắm vững phần đệm căn bản này, chúng ta sẽ có thể bàn thêm về những chỗ có thể thay đổi hợp âm để cho bài đệm nghe ...“tình” hơn, cũng như cách viết câu dạo đàn và câu kết.

0 nhận xét: