CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI
Đề bài: Trong phần kết của Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du phát biểu quan niệm: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Hãy bình luận.
DÀN Ý
1/ MB
- Xưa nay, đạo đức và tài năng, nói một cách khác “tâm” và “tài” là hai tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của một con người.
- Nhà thơ Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ, hơn ai hết, đã từng suy ngẫm và tâm đắc với chữ “tâm” nên đã khẳng định:
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Theo Nguyễn Du, đạo đức cần phải được coi trọng hơn tài năng. Tài năng rất cần thiết nhưng trước hết con người phải sống có đạo đức đã.
2/ TB.
a/ Giải thích Ý nghĩa câu thơ:
- Chữ “tâm”, chữ “tài” là gì?
+ Tâm: Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.
- Mối quan hệ giữa tâm và tài:
Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: đức và tài, nói cách khác làm tâm và tài, đạo đức và tài năng.
Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
b/ Bình luận vấn đề.
- Quan niệm của Nguyễn Du xem trọng đạo đức hơn tài năng là một quan niệm đúng đắn.
- Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi Ý nghĩ và hành động của con người, người có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người.
- Bởi vậy, đạo đức trong sáng, cái tâm trong sáng dễ dàng hướng tài năng của con người vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ, nhờ đó phát huy được tài năng của con người.
- Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu đạo đức, có tài nhưng thiếu cái tâm thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với xã hội bởi vì tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ.
- Tuy là xem trọng đạo đức, đặt cái tâm lên hàng đầu những cũng không được coi nhẹ tài năng, xem thường chữ tài. Con người tuy có đạo đức nhưng vô tài, thiếu năng lực thì cũng đành chịu, không sao giúp ích được loài người, xã hội, không thể đóng góp gì được vào sự nghiệp chung của đất nước, của lịch sử dân tộc.
- Một con người diện phải có sự phát triển hài hòa kết hợp giữa tâm và tài. Con người nếu có đạo đức tốt và có tài năng cũng sẽ dễ dàng phát triển. Trong thời đại ngày nay, phải hiểu tài năng cống hiến phục vụ, cũng là một biểu hiện của đạo đức con người.
3/ Kết bài.
- Tuy ra đời đã ngót hai trăm năm nhưng câu Kiều trên vẫn còn mới nguyên giá trị. Lời thơ ấy nhắc nhở chúng ta phải tu dưỡng sao cho đạo đức của mình ngày càng trong sáng thêm, phải giữ vẹn chính tâm, nhất là trong những thời kỳ đạo đức xã hội bị xói mòn, suy thoái.
- Rèn luyện đạo đức, trau dồi tài năng luôn luôn là mục đích phấn đầu của con người, đặc biệt là con người mới trong bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
(Theo Những bài văn mẫu 12, NXB Thanh niên)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét