Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ không?



Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ không?


1.Mở bài:

Mỗi năm cứ vào tháng 7 cả nước rộn lên không khí thi cử, hàng triệu người đi thi liên quan đến hàng triệu gia đình.

Phải chăng con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ hiện nay?

2.Thân bài:

a.Vào đại học con đường tiến thân rất đẹp đẽ, rất đáng mơ ước.

Khẳng định nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức phát triển trên nền tảng tri thức của hiện đại vế tất cả mọi phương diện.

Tri thức tạo nên những năng xuất khổng lồ cho sản xuất, tri thức tạo ra những phương thức quản lí mới. Phải có tri thức chuyên nghành mới có thể tham gia vào hoạt động sản xuất và các dịch vụ XH.

Tuối trẻ là thời kì tốt nhất cho cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiến đại.

Sau khi học xong bậc trung học tiếp tục vào đại học việc học là một sự phát triển liên tục.

Cần phải coi trọng con đường tiến thân vào đại học là con đường đẹp đẽ, phải coi đó như là một giấc mơ đẹp.Phải tập trung công sức cho việc học để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học.

Lí do khác cũng hết sức quan trọng: nhân dân VN vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong để chữ lại cho con như một tài sản quan trọng

+ Có những gia đình nghèo, mẹ buôn thúng bán bưng nhưng quyết tâm hết sức cho con vào đại học.

+ Tuy nhiên không phải ai sau khi học xong trung học cũng vào đại học.Có nhiều lí do:

* Hoàn cảnh gia đình nghèo, cha, mẹ già yếu bệnh tật.

* Một số nguyên nhân chủ quan: thi rớt ,không đủ sức vào đại học, sức khỏe không tốt.

Có phải con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất hay không?

- Trước hết không nên coi con đường vào đại học là phải đạt được bằng bất cứ giá nào: 

+ Tìm mọi cách quay cóp trong thi cử, chấp nhận mọi đánh đổi để vào đại học

+ Chấp nhận một nghành học không phù hợp với sở trường , sẵn sàng bỏ dở giữa chừng. 

Giải pháp :
- Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn : có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm , vừa làm việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì thi vào một trường đại học nào đó mà mình thích. 

- Nếu chưa đủ năng lực có thể chọn học một nghành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn , sau khi học xong, sẽ thi tiếp hoặc học liện thông lên bật đại học . Thời gian học sẽ kéo dài nhưng vững chắc. 

- Chọn ngay một nghề chuyên môn , học tốt nghề ấy trở nên một người thợ lành nghề trong nghiệp của mình . Đây là một xu hướng rất tốt , giải quyết một tình trạng mâu thuẫn rất vô lí trong xh nước ta hiện nay : thầy nhiều nhưng thợ ít , số công nhân lành nghề hầu như không nhiều bằng số kĩ sư tốt nghiệp từ các trường đại học

- Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời , phải không ngừng bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức . Trên thế giới cũng như trong nước có những tấm gương thành đạt từ con đường tự học ( D/C ) 

3/ Kết bài :
 

- Hãy coi chuyện vào đại học sau 12 năm đèn sách là một niềm mong ước đẹp đẽ , tập trung mọi công sức và cố gắng để thực hiện niềm mong ước. 

- Tuy nhiên , đó không phải là tất cả mục đích của cuộc đời . Đó chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường , đi đến sự thành công ở đời. 

(Sưu tầm)

0 nhận xét: